1.Thế nào là link nội bộ
Internal
Link - Liên kết nội bộ là một dạng Link được tạo ra bằng cách đặt liên kết từ một
trang nào đó trên một tên miền, và trỏ đến một trang khác trên cùng tên miền
đó. Nói một cách đơn giản, Internal link là liên kết của những trang trong cùng
một website, cùng một tên miền.
2.Lợi ích của xây dựng link
nội bộ
Tạo liên kết nội bộ bền vững (Internal Link) là một phần quan trọng của tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) và trải nghiệm người dùng trên một trang web. Dưới đây là một số lợi ích của xây dựng link nội bộ.
Cải thiện khả năng tìm kiếm: Các công cụ tìm kiếm sử dụng liên kết nội bộ
để hiểu cấu trúc trang web và tìm hiểu về các trang quan trọng. Bằng cách tạo
liên kết nội bộ đến các trang quan trọng, bạn giúp các công cụ tìm kiếm nhận
biết và đánh giá cao những trang đó, cải thiện khả năng tìm thấy của trang
trong kết quả tìm kiếm.
Tăng khả năng xếp
hạng: Liên kết nội bộ có thể giúp truyền lực tăng trưởng từ các trang có
uy tín cao đến các trang khác trên cùng một trang web. Bằng cách tạo liên kết
từ các trang mạnh đến các trang khác, bạn có thể giúp tăng cường sự quan trọng
của các trang đó trong việc xếp hạng trên công cụ tìm kiếm.
Cải thiện trải nghiệm người
dùng:Bằng cách tạo liên kết từ các từ khóa hoặc thuật ngữ có liên quan đến các
trang liên quan, bạn cung cấp cho người dùng sự liên kết logic và dẫn dắt họ
đến các nội dung tương tự hoặc liên quan hơn.
Giúp tăng khả năng chia sẻ và
liên kết bên ngoài: Khi có một cấu trúc liên kết nội bộ tốt trên trang web
của bạn, việc chia sẻ và liên kết bên ngoài trang web sẽ dễ dàng hơn. Khi các
trang có liên kết nội bộ tốt, các trang đó trở nên dễ dàng tiếp cận và liên kết
từ các trang khác trên mạng
3.Cách cải thiện cấu trúc link nội bộ
Bước 1: Xác định trang cần SEO lên top
Việc xác định trang cần SEO sẽ giúp bạn xác định được những
từ khoá cần thiết và lên kế hoạch tạo các bài nội dung hỗ trợ. Thông thường
những trang cần được SEO thường sẽ có lượt tìm kiếm cao đi kèm những từ khoá
rộng
Bước 2: Tạo bộ từ khoá, cụm chủ đề cần xây dựng liên
kết nội bộ
Cụm chủ đề thường được xác
định từ trang cần SEO từ bước 1. Đây là sẽ trang chính về một chủ đề nhất định
nào đó và bất kỳ những trang nào có nội dung liên quan đến chủ đề đó đều được
xem là nội dung hỗ trợ để tạo thêm độ chi tiết và chiều sâu cho chủ đề.
Các trang hỗ trợ cần có một
liên kết quay về trang chủ đề chính và chỉ ra được rằng trang chính là nguồn
nội dung chi tiết, trọng tâm nhất. Bạn có thể xác định được cụm chủ đề chính và
tạo danh sách các chủ đề con để tạo các trang hỗ trợ.
Bước 3: Chọn Anchor Text thích hợp
Câu hỏi đặt ra ở đây là bạn
có nên sử dụng từ khóa chính như một Anchor Text hay không?
Thực tế, sẽ không có vấn đề
gì khi bạn sử dụng Anchor Text chính xác với từ khóa chính. Tuy nhiên đối với
liên kết ngoài, việc này sẽ vi phạm nguyên tắc quản trị website của Google còn
đối với Internal link thì không như vậy.
Để lựa chọn Anchor Text phù
hợp nhằm mang lại hiệu quả cao bạn nên chú ý 3 điều sau:
Đa dạng: Nếu anchor text
chỉ là từ khoá chính, dù không bị phạt nhưng sẽ làm mất đi sự tự nhiên. Vì vậy
hãy cố gắng đa dạng hoá anchor text nếu có thể.
Bạn có thể truy cập vào mục
báo cáo hiệu suất của Google Search Console để xác định thêm bộ từ
khoá mở rộng. Mặc dù không được xếp hạng cao và có nhiều lượt tìm kiếm nhưng
việc tạo các anchor text đa dạng, phù hợp với cụm từ tìm kiếm sẽ mang lại lợi
ích lớn khi SEO.
Bước 4: Xác định thẩm quyền các
trang
Một vài trang đích trên
website sẽ có nhiều quyền hơn các trang khác và bạn hoàn toàn có thể tận dụng
chúng để tạo lợi thế. Các trang có thẩm quyền cao nhất thường là những trang
nhận được nhiều backlink,
bạn có thể chuyển vốn link nội bộ này sang các trang đích khác nhờ vào liên kết
nội bộ.
Bước 5: Tạo liên kết nội bộ để tăng
thứ hạng cho trang mục tiêu
Sau khi xác định được các
trang có thẩm quyền cao, bạn có thể sử dụng các trang đó để tăng thứ hạng
truyền link juice cho các
trang khác của mình.
Mọi thứ bạn cần làm chính là
tạo liên kết nội bộ từ các trang nhận được nhiều liên kết giá trị, tuy nhiên
nếu trang có thẩm quyền cao không chứa nội dung liên quan với trang mục tiêu
thì đừng nên xây dựng liên kết nội bộ giữa chúng.
Bước 6: Sử
dụng Internal Link để tối ưu hóa nội dung mới trên trang web
Nếu trang web của bạn không
có số lượng link nhiều, hãy tối ưu hóa nội dung mới để thay thế. Việc này bạn
cần tham khảo các trang có thẩm quyền cao để xác định được cơ hội tạo link nội
bộ liên quan để hỗ trợ tối ưu SEO.
->Xem thêm: Topic Cluster là gì? 7 Bước triển khai
Topic Cluster hiệu quả
4.Có thể đặt link nội bộ vào
vị trí nào của trang web?
Navigational
Internal Link sẽ giúp bạn tạo nên một website cấu trúc điều hướng chính. Loại
liên kết nội bộ này thường được áp dụng trên toàn bộ website nhắm giúp người
dùng dễ dàng tìm được nội dung họ mong muốn. Thông thường doanh nghiệp sẽ đặt
những nội dung cần thiết trên thanh menu chính của trang web hoặc đặt Internal
Link ở vị trí footer, sidebar.
·
Contextual Internal Link
Contextual Internal Link còn được gọi là liên kết nội bộ theo ngữ cảnh. Loại liên kết này thường có vị trí nằm trong nội dung chính của trang, đặc biệt những liên kết trong văn bản là hay trò đến các trang có nội dung liên quan nhất. Hãy làm nổi bật những đường link này bằng cách thay đổi màu sắc, in đậm, in nghiêng… nhằm thu hút người dùng nhấp vào. Sau khi click, người dùng sẽ được đưa đến trang mà bạn muốn họ tìm thấy.
Kết luận
Trên đây là tất cả những thông
tin về Internal Link là gì. Đồng thời, có những cách hướng dẫn tạo liên
kết nội bộ để tối ưu hóa dịch vụ SEO. Mong rằng,
chúng là thông tin hữu ích, mang đến nhiều kiến thức SEO cho bạn hơn. Việc tạo
Link nội bộ là không quá khó khăn, do đó, bạn hãy tập thói quen đi Link nội bộ
cho bài viết. Bởi, đây cũng là một trong những cách giúp bạn tối ưu Website tốt
hơn.
Độ dài: Sử dụng từ khoá đuôi dài, LSI Keyword liên quan
đến từ khoá chính để tăng thứ hạng cho cả cụm từ khoá cho trang mục tiêu cần
SEO của bạn.
Mức độ liên quan: Hãy sử
dụng liên kết nội bộ với anchor text tự nhiên nhất mà vẫn giữ được sự liên
quan.
Đăng nhận xét